
“Con gái mình quá hướng nội đi, lúc nào cũng rụt rè, nhút nhát quá. Ai hỏi gì cũng không chịu nói nhiều một chút mà cứ trả lời nhát gừng hoặc là cứ nói lí nhí trong miệng… Như thế làm sao mà ra ngoài xã hội giao tiếp thành công được chứ. Nhiều lúc mình rầu dễ sợ.” – tâm sự của một bà mẹ có con gái đang học lớp 11.
“Mình có hai thằng con trai. Mình đang đau cả đầu với thằng nhỏ. Nó đi học về lúc nào cũng lầm lì không nói và ở miết trong phòng cho đến lúc ăn cơm, mà mình có quan tâm hỏi thăm chuyện ở trường một chút là nó cau có, khó chịu rồi. Cô giáo bảo nó là đứa hướng nội nên thế. Chả bù thằng anh lúc nào cũng vui vẻ nói chuyện, xởi lởi với mọi người, đi học về là kể cho mẹ nghe đủ thứ chuyện, hầu như ai cũng thích nó hết, mình nghĩ chắc nó là đứa hướng ngoại nên mới được thế.” – tâm sự của một bà mẹ có hai con trai đang ở tuổi dậy thì
“Mình bực mình nhất cái tật im im không nói gì có khi đến cả tuần lễ của bà xã mình mỗi khi hai vợ chồng có chuyện. Thà giận cứ nói thẳng ra hay la hét cũng được chứ cái kiểu này ai mà đoán được. Mà mình càng hỏi, càng ra sức góp ý cái việc này thì bả càng im lặng hơn mới điên chứ. Nhiều lúc mình cảm thấy chịu không nổi đến độ không muốn về nhà vào những ngày như thế.” – Tâm sự của một ông chồng
“Mình thấy nhân viên hướng ngoại thường giao tiếp rất giỏi, nhiệt tình và năng động nữa. Gặp gỡ khách hàng ai cũng thích. Mình thích tuyển những nhân viên như thế, làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả, dễ xông pha và cũng dễ phát triển nữa. Ngại nhất mấy nhân viên trầm lặng, ít nói và lúc nào cũng phải cố gắng tìm hiểu xem họ đang nghĩ gì, muốn gì…” Chia sẻ của một sếp.
“Con dâu tui giống như bị dị ứng với nhà chồng hay sao ấy. Bình thường tui thấy hai vợ chồng nó cũng nói chuyện ào ào, nó cũng nói rất là nhiều chứ không phải là đứa ít nói và cũng giỡn với chồng hay bạn bè của nó vui vẻ lắm. Mà cứ mỗi lần bên chồng tụ họp đông đủ bà con họ hàng ăn chơi vui vẻ, thoải mái với nhau chứ có gò bó gì nó đâu, mà lần nào cũng như lần nào, cái mặt nó cứ như đang phải chịu đựng, khổ sở và những lúc đó tui thấy nó không còn vui vẻ, cởi mở hay đùa giỡn với mọi người như bình thường nữa. Gặp nhau chơi là phải thoải mái, nhiệt tình và hòa đồng chứ. Tui góp ý thì nó im lặng và cũng không ăn thua. Thằng chồng nó bảo nó là người hướng nội nên thế. Tui thì chỉ thấy nó cần phải thay đổi mới tốt cho bản thân nó và cho mọi người nữa.” Tâm sự của một bà mẹ chồng mới cưới dâu.
“Hướng nội – Hướng ngoại”, đây là cặp từ mà chúng ta vẫn thường xuyên đề cập mỗi ngày và cũng chính cặp từ này cũng là nguyên nhân của rất nhiều vướng mắc thậm chí là đổ vỡ trong các mối quan hệ như: quan hệ giữa cha, mẹ và con cái; quan hệ giữa hai vợ chồng hay hai người yêu nhau; quan hệ giữa sếp và nhân viên, quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau và cả những mối quan hệ với bà con, bạn bè… Tại sao lại có nhiều vướng mắc và đổ vỡ từ khác biệt giữa hướng nội và hướng ngoại đến như vậy? Có phải là người hướng nội là những người trầm lặng, ít nói và thường rụt rè, nhút nhát không? Có phải người hướng ngoại là những người vui vẻ, xởi lởi, giao tiếp tốt, và năng động không
Thật ra thì người hướng nội và người hướng ngoại đều có những đặc điểm tính cách rất thú vị và cuốn hút của riêng họ, bên cạnh đó họ cũng có những điểm cần phải khắc phục và phát triển để có thể hòa hợp với nhau và hỗ trợ nhau một cách tốt nhất. Tuy nhiên có rất nhiều quan niệm sai lầm về người hướng ngoại và người hướng nội và chính điều này đã dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Ví dụ như người hướng nội thường là những người ít nói, trầm lặng, giao tiếp không tốt, không vui vẻ, không hòa đồng, không năng động và cũng không nhiệt tình… Người hướng ngoại thì giao tiếp giỏi, hoạt bát, vui vẻ, hòa đồng và nhiệt tình với mọi người… Và theo một cách nào đó, người hướng nội thường bị nhận định có rất nhiều khuyết đểm trong khi người hướng ngoại dường như được sinh ra với rất nhiều ưu điểm.
Hiểu rõ về người hướng ngoại và người hướng nội sẽ giúp ta hạnh phúc khi là chính mình cho dù ta là người hướng ngoại hay hướng nội, đồng thời chúng ta biết cách điều chỉnh tích cực để thích ứng với những người chung quanh, tạo được những mối quan hệ tích cực, cảm thông, chia sẻ và hỗ trợ nhau.
Đối tượng tham dự:
- Tất cả những ai muốn khám phá thế giới của người hướng ngoại & người hướng nội
- Tất cả những ai muốn hiểu bản thân hơn để có thể tự tin là chính mình.
- Tất cả những ai đang phải sống trong những mối quan hệ đầy căng thẳng ở gia đình, ở công việc và cuộc sống vì những sự khác biệt này và muốn tạo ra những thay đổi tích cực cho những mối quan hệ hiện nay.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
- Đặc điểm phân biệt người hướng nội và người hướng ngoại
- Phương pháp xác định mình là người hướng ngọai hay người hướng nội
- Phương pháp nhận biết những người thân, bạn bè, đồng nghiệp… là người hướng ngoại hay hướng nội, đặc biệt là những người quan trọng trong cuộc đời mình
- Nhận biết các mâu thuẫn giữa người hướng nội – người hướng ngoại
- Hiểu và tôn trọng sự khác biệt để dung hòa các mối quan hệ quan trọng, đặc biệt:
- Cha mẹ “tâm lý” hơn trong việc dạy con
- Vợ & chồng hiểu nhau hơn để có thể dung hòa các khác biệt và nhất quán trong việc dạy con
- Thầy-cô có thể hiểu học sinh mình hơn để có những phương pháp giáo dục phù hợp
- Giải đáp thắc mắc.